Sở hữu những tiện ích trong ngôi nhà thông minh không những giúp cho ngôi nhà của bạn thêm phần sang trọng, hiện đại mà quan trọng hơn là lợi ích thiết thực mà những đèn thông minh, rèm thông minh, trợ lý ảo… mang lại.
Vậy đâu là những thiết bị, tiện ích smart home mang lại nhiều lợi ích, tiện nghi nhất?
Ánh sáng thông minh
Ánh sáng thông minh là hệ thống đèn có khả năng tùy chỉnh theo nhu cầu, sở thích của bạn. Bạn có thể dễ dàng điều chỉnh độ sáng, màu sắc ánh sáng, kịch bản tắt/mở thông qua trung tâm điều khiển như (điện thoại, máy tính bảng, bảng điều khiển, loa thông minh,…).Theo dõi và điều chỉnh hệ thống ánh sáng có thể được thực hiện ở bất kỳ đâu. Phương thức kết nối của hệ thống ánh sáng thông minh hiện nay đa số là sóng Zigbee hoặc Wifi.
Lợi ích mà hệ thống ánh sáng thông minh mang lại
- Lợi ích đầu tiên kể đến là tiết kiệm điện năng tối đa cho ngôi nhà. Hệ thống đèn thông minh tự động bật/tắt theo những cài đặt được thiết lập sẵn. Ngoài ra, người dùng có thể chủ động tắt các thiết bị ngay trên điện thoại bất cứ lúc nào.
- Tự động hóa. Tự động bật đèn theo khung giờ cài đặt. Tự động chiếu sáng khu vực đang có người, tắt hết ánh sáng ở vị trí khác…
- Tùy chỉnh màu sắc ánh sáng và độ sáng của hệ thống đèn. Có thể tùy chỉnh ánh sáng, màu sắc phù hợp với mọi không gian, hoạt động: làm việc, nghỉ ngơi… Một số loại bóng đèn thông minh có số màu tùy chỉnh lên đến 16 triệu màu
- Hoạt động theo kịch bản được thiết lập sẵn, có thể tùy chỉnh và tạo thêm. VD: Kịch bản “đọc sách” đèn điều chỉnh về mức dịu nhẹ giúp bạn không bị mỏi mắt khi đọc.
- Tất nhiên không thể không kể đến sự tiện nghi mà hệ thống ánh sáng thông minh mang lại. Tất cả các thiết bị ánh sáng trong nhà bạn đều có thể dễ dàng điều chỉnh chỉ với một thiết bị điều khiển trung tâm. Hay đơn giản hơn là chỉ với một câu nói của bạn với loa trợ lý ảo. Cùng với đó, các cảm biến sẽ dẹp bỏ nỗi lo tìm kiếm công tắc trong bóng tối.
Nhược điểm của thiết bị đèn nhà thông minh
Giá thành các thiết bị đèn thông minh chưa được bình dân hóa. So với hệ thống ánh sáng truyền thống, thì giá đèn thông minh có thể cao gấp hàng chục lần.
Tiện ích trợ lý ảo và hệ sinh thái nhà thông minh
Trợ lý ảo hiện nay không còn là một khái niệm quá xa lạ đối với mọi người. Trợ lý ảo là phần mềm được xây dựng dựa trên nền tảng trí thông minh nhân tạo (AI). Trợ lý ảo tiếp nhận thông tin giao tiếp (lệnh điều khiển, yêu cầu) của người dùng sau đó phản hồi lại thông tin đó bằng những tác vụ.
Bạn có thể điều khiển, ra lệnh cho nhà thông minh từ camera, loa thông minh, điện thoại, đồng hồ,… nếu các thiết bị này có tích hợp trợ lý ảo.
Một số hệ sinh thái tích hợp trợ lý ảo phổ biến nhất hiện nay:
- Google Assistant: được nghiên cứu và phát triển bởi Google.
- Siri: được nghiên cứu và phát triển bởi Apple.
- Alexa: được nghiên cứu và phát triển bởi Amazon.
- Cortana: được nghiên cứu và phát triển bởi Microsoft.
- Bixby: được nghiên cứu và phát triển bởi Samsung.
Tiếp nhận và phản hồi thông tin bằng giọng nói
Tiện ích trợ lý ảo cho phép người dùng điều khiển các thiết bị nhà thông minh bằng giọng nói. VD: ra lệnh bằng giọng nói tắt/ mở đèn, xem camera cửa, mở khóa cửa,…
Phản hồi lại những câu hỏi, tìm kiếm của người dùng như tìm đường đi, hướng dẫn nấu ăn,…

Kết hợp các thiết bị nhà thông minh
Nhà thông minh cho phép các thiết bị, tiện ích trong cùng hệ sinh thái kết nối với nhau. Điều này giúp các thiết bị tự động hoạt động theo những kịch bản đã được cài đặt sẵn. Bạn có thể sử dụng những kịch bản có sẵn của hệ sinh thái hoặc tạo cho mình những kịch bản riêng.
Ví dụ: Bạn cài đặt một kịch bản có tên “Good Night” bao gồm những hành động như đóng tất cả rèm cửa, mở các điều hòa ở các phòng ngủ ở nhiệt độ 25 độ C, tắt những điều hòa còn lại, tắt tất cả các đèn thông minh,… chỉ cần ra 1 câu lệnh cho trợ lý ảo kích hoạt kịch bản này
Một số thiết bị nhà thông minh có tích hợp trợ lý ảo khuyên dùng:
Loa thông minh
Loa thông minh là một thiết bị hỗ trợ tiện ích trợ lý ảo phổ biến nhất hiên nay. Nó giữ vai trò là thiết bị điều khiển trung tâm. Những tác vụ chính như nhận lệnh, phản hồi thông tin hoặc đơn giản là loa phát nhạc

Màn hình thông minh
Về cơ bản, màn hình thông minh hoạt động và có các chức năng tương tự như loa thông minh. Nó được tích hợp thêm màn hình cảm ứng. Thiết kế này cho phép bạn thực hiện các lệnh điều khiển các thiết bị thông qua màn hình.
Thêm vào đó là một số tính năng cơ bản như xem video, hình ảnh, thực hiện cuộc gọi video. Kết nối với camera hoặc chuông cửa thông minh để xem hoặc trò chuyện 2 chiều với khách…
Wifi Mesh tích hợp loa thông minh
Nó đơn giản là 1 thiết bị tích hợp cả loa thông minh và thiết bị phát wifi (wifi mesh). Hệ thống này giúp trải đều độ phủ của Wifi và Trợ lý ảo đến toàn bộ ngôi nhà mà không cần quá nhiều kết nối như trước. Bộ thiết bị này thường sẽ gồm một thiết bị router chính và nhiều thiết bị phụ hỗ trợ.
Hiện nay trên thị trường chỉ có thiết bị Wifi Mesh của Google tích hợp loa trợ lý ảo. Khi bạn sở hữu những thiết bị phát Wifi này, bạn không cần phải sử dụng loa thông minh nữa.

Những hạn chế của trợ lý ảo
Ngôn ngữ:
Đây là một điểm hạn chế khá lớn của trợ lý ảo. Đa số các nền tảng trợ lý ảo hiện nay chưa hỗ trợ Tiếng Việt. Tuy nhiên, hiện nay các ông lớn về nhà thông minh đã quan tâm đến thị trường Việt hơn.
Chẳng hạn như Google cũng đã từng tung ra bản thử nghiệm cho Google Home Tiếng Việt. Và gần nhất là sự ra mắt của FPT PlayBoxS tích hợp Google Assistant Tiếng Việt
Nguồn điện và mạng ổn định:
Đây là hai vấn phiền toái trong quá trình sử dụng các thiết bị thông minh bằng trợ lý ảo. Nếu nguồn điện nhà bạn không ổn định, nên ưu tiên các thiết bị dùng pin tránh mất kết nối. Có thể trang bị thêm nguồn điện dự phòng giúp hệ thống nhà hoạt động liền mạch.
Hệ thống điều hòa không khí và nhiệt độ thông minh
Điều hòa không khí/ nhiệt độ thông minh trên bản chất chỉ là những thiết bị hỗ trợ thêm cho máy lạnh ở nhà bạn. Vậy những thiết bị này là gì mà lại mang đến khả năng nâng cấp hệ thống điều hòa không khí/ nhiệt độ thông thường của nhà bạn thành một tiện ích điều hòa không khí/ nhiệt độ thông minh?
Bộ điều khiển tự động sẽ cung cấp khả năng kết nối và đồng bộ hệ thống điều hòa không khí/ nhiệt độ nhà bạn với trung tâm điều khiển. Trung tâm điều khiển này có thể là các thiết bị di động như điện thoại, máy tính bảng,…

Tiện ích của hệ thống lọc không khí, điều hòa thông minh
Những tính năng cơ bản như điều chỉnh nhiệt độ, hướng gió, bật/ tắt, thay đổi chế độ,… sẽ dễ dàng được điều khiển nhờ vào bộ điều khiển tự động.
Bộ điều khiển này còn cho phép bạn cài đặt hẹn giờ, lịch bật/tắt, xem lịch sử sử dụng. Theo dõi trạng thái tắt/mở tất cả máy lọc không khí, điều hòa ở mọi phòng, mọi lúc. Kiểm tra trong phòng bạn hoặc phòng khác xem có quên tắt trước khi rời khỏi nhà hay không.
Tính năng cài đặt hẹn giờ, lịch trình sử dụng không chỉ đơn giản là tắt/mở theo giờ hẹn sẵn. Bạn có thể cài đặt hệ thống điều hòa nhiệt độ hoạt động theo thói quen sử dụng của bạn. Ví dụ: nhiệt độ được điều chỉnh 24-25 độ C vào giờ ăn tối thường ngày, 20-22 độ C vào buổi trưa, nhiệt độ tăng dần lên theo từng giờ đồng hồ trong giấc ngủ của bạn,…
Hệ thống này cũng có khả năng hoạt động theo kịch bản của hệ sinh thái nhà thông minh. Ví dụ: khi bạn kích hoạt kịch bản “vắng nhà” tất cả điều hòa nhiệt độ của nhà bạn sẽ tắt, hệ thống làm sạch không khí sẽ được kích hoạt theo kịch bản
Lưu ý
Những thiết bị lọc không khí, điều hòa đời củ có thể sẽ không tích hợp được với bộ điều khiển. Bạn nên xem danh sách thiết bị được hỗ trợ khi muốn sở hữu thiết bị điều khiển tự động.
Rèm cửa nhà thông minh

Hệ thống cửa thông minh sẽ bao gồm hai phần chính:
- Bộ rèm căn bản: được lắp ở bất kì cửa hay cửa sổ nào trong nhà bạn. Thậm thí có thể là rèm trần cho những ngôi nhà được thiết kế nóc nhà bằng kính cường lực.
- Động cơ rèm thông minh: Đây là bộ phận giúp hệ thống rèm của bạn trở thành rèm thông minh. Bên trong động cơ rèm thông minh là động cơ điều khiển rèm và module kết nối. Module kết nối này hỗ trợ bạn kết nối động cơ rèm với các trung tâm điều khiển như điện thoại, máy tính bảng, bảng điều khiển, remote hay loa trợ lý ảo,… Cho phép bạn cài đặt, điều khiển động cơ dễ dàng hơn dù bạn ở bất cứ đâu.
Những tính năng rèm cửa thông minh mang lại
Cũng như đại đa số những sản phẩm nhà thông minh khác. Rèm cho nhà thông minh mang lại rất nhiều tiện ích so với thiết bị truyền thống.

- Điều khiển, theo dõi trực tiếp tình trạng rèm từ xa
Với những loại động cơ được điều khiển bởi ứng dụng điện thoại, bạn không chỉ dễ điều khiển đóng/mở rèm mà còn có thể theo trạng thái của rèm trực tiếp.
- Hẹn giờ đóng mở theo lịch trình cài đặt sẵn
Bạn có thể cài đặt thời gian đóng/mở của rèm tùy ý theo sở thích hoặc thói quen hằng ngày thông qua trung tâm điều khiển. Ví dụ: mở rèm lúc 7h00 sáng, đóng rèm lúc 11h00 trưa, mở rèm lúc 18h00 tối, đóng rèm lúc 20h00 khuya,… và đặt vòng lặp là mỗi ngày.
- Họat động tự động theo kịch bản cài đặt sẵn trên hệ sinh thái nhà thông minh.
- Đóng mở rèm theo cảm biến (tích hợp thêm)
Cảm biến ánh sáng dựa theo ánh sáng ở môi trường bên ngoài và tự động điều chỉnh lại độ mở của rèm để nhà bạn có lượng ánh sáng vừa phải.
Tiện ích an ninh cho ngôi nhà thông minh
Một vài thiết bị an ninh tích hợp công nghệ mới cung cấp thêm những tính năng bảo vệ cho ngôi nhà thông minh

Xem thêm: các loại khóa cửa an toàn cho ngôi nhà thông minh tại đây
- Tính năng nhận diện khuôn mặt trên các thiết bị camera an ninh thông minh. Trợ lý ảo có khả năng thông báo cho bạn những người vừa xuất hiện và được ghi nhận ở camera. Nếu hệ thống nhận diện được người lạ chưa từng được bạn lưu lại thông tin, hệ thống này sẽ gửi cho bạn một cảnh báo để bạn cảnh giác hơn, tăng cao sự an toàn cho bạn và ngôi nhà bạn.
